Dị bản Bếp_Hoàng_Cầm

văn hoá rất gần với Việt Nam, quân đội Trung Quốc cũng sử dụng loại bếp dã chiến có thiết kế khá giống với bếp Hoàng Cầm của Việt Nam để nấu được đồ ăn nóng hổi cho binh lính ngoài chiến trường. Mặc không ưu việt hay có khả năng phân tán về che giấu khói, thế nhưng bếp dã chiến đặt dưới đất của Quân đội Trung Quốc cũng sở hữu một vài điểm tương đồng với mẫu bếp Hoàng Cầm của Việt Nam. Loại bếp dã chiến của Trung Quốc có cấu tạo dẫn khói giống với bếp Hoàng Cầm của Việt Nam và có thể đào cùng lúc nhiều bếp thông nhau, nấu được nhiều món cùng lúc.Ngoài việc đào bếp, lính Trung Quốc cũng được huấn luyện cách tạo ra lửa từ những vật dụng tự nhiên - đề phòng trường hợp không có máy lửa hoặc máy lửa và diêm bị ướt trong quá trình hành quân. Việc tạo ra lửa theo kiểu của người cổ đại này thực sự rất khó khăn và có thể là bất khả thi nếu như môi trường xung quanh ẩm ướt, nhiều mưa. Sau khi có bếp và có lửa, văn hoá ẩm thực nghìn năm của Trung Hoa cổ đại sẽ được bê tận ra chiến trường. Những món ăn như thế này chắc chắn sẽ cung cấp nhiều năng lượng và sức chiến đấu cho người lính hơn những món ăn đóng gói khô khan, nguội ngắt. Giống với binh lính mọi quốc gia khác trên thế giới, việc ăn đồ khô và đồ đóng hộp trong thời gian dài cũng là một hành động "như tra tấn" với lính Trung Quốc. Sau khi xong nhiệm vụ nấu nướng, bếp sẽ được lấp lại để đảm bảo tính bí mật của quá trình hành quân.